GIỚI THIỆU SÁCH
“VÕ THỊ SÁU – CON NGƯỜI VÀ HUYỀN THOẠI”
Khi nhắc đến những người phụ nữ Việt Nam dũng cảm gan dạ trong chiến đấu chống quân xâm lược thực dân Pháp- trong mỗi chúng ta chắc không ai là không nhớ đến tấm gương người thiếu nữ anh hùng của quê hương đất đỏ (Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Chị Võ Thị Sáu- Một con người đã đi vào huyền thoại, trở thành dấu son truyền thống trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta, tên của chị luôn được các thế hệ Việt Nam nhắc đến với một tình cảm yêu thương trân trọng.
Viết về tấm gương chị Võ Thị Sáu – có rất nhiều tác giả và nhiều nhà xuất bản đã cho ra đời những cuốn sách viết về chị, để tuổi trẻ Việt Nam trên mọi miền tổ quốc cùng biết đến sự hy sinh oanh liệt và lý tưởng sống cao đẹp của chị.
Năm 2009 kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác (tháng 9/1969 – 9/2009) NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh đã xuất bản cuốn “Võ Thị Sáu – con người và huyền thoại”
của tác giả Nguyễn Đình Thống. Với cuốn sách nhỏ này chỉ có 94 trang sách tác giả Nguyễn Đình Thống sẽ dẫn dắt bạn đọc đi suốt cuộc đời chị Võ Thị Sáu – từ tuổi thơ lam lũ đến những trận đánh táo bạo của chị cùng đồng đội – và những giây phút đối mặt với kẻ thù trong nhà tù thực dân Đế quốc, những giây phút hào hùng nhất của chị trước lúc hy sinh, những huyền thoại về chị từ khi chị ngã xuống đến nay.
Cuốn sách được thể hiện qua 6 phần riêng biệt, với một số hình ảnh tư liệu minh chứng cụ thể về những điều tác giả được chứng kiến ghi lại.
Mở đầu của cuốn sách tác giả cho chúng ta thấy “Sự thăng trầm của một tấm bia mộ” – tại sao lại thế nhỉ? với một số tác giả khác khi viết về chị Võ Thị Sáu các tác giả thường đi lần lượt từ khi chị sinh ra, sự thăng trầm trong tuổi thơ của chị và con đường chị đến với cách mạng – nhưng tác giả Nguyễn Đình Thống lại đưa chúng ta đi tìm lại chính xác ngày hy sinh của chị, rồi tác giả mới đưa chúng ta đến với tuổi thơ của chị –
Tuổi thơ của chị trên quê hương đất đỏ ra sao? Tuổi thơ của chị Sáu như thế nào? Chị Sáu đến với cách mạng và hoạt động cách mạng ra sao?
Từ trang 11 đến trang 22 sẽ có câu trả lời về “sự thăng trầm của một tấm bia mộ” từ trang 23 đến trang 32 sẽ đưa mọi người đến với tuổi thơ của chị Sáu. Đến đây mọi người sẽ được biết: “Một trang trong cuốn sổ giám sát tử vong của nhà tù Côn Đảo thời pháp” Một bên là tiếng Việt, một bên là tiếng Pháp- và được biết
” Căn nhà rộng 32 mét vuông lợp ngói, vách gỗ, bài trí đơn sơ. chiếc sập gỗ và chiếc bàn ăn cơm là hai hiện vật còn lưu lại được từ thuở ấu thơ của chị Sáu…’
Sang phần 3″ Người trinh sát trẻ tuổi” Đó là hành trình đến với Đảng làm cách mạng của chị Sáu , Chị tham gia cách mạng như thế nào? ai là người giúp đỡ chị hoạt động – trong quá trình tham gia cách mạng chị đã làm cho kẻ địch nhiều lần điêu đứng ra sao?
trang 37 sẽ biết được ” Võ Thị Sáu trở thành chiến sĩ trinh sát của Đội công an xung phong Đất Đỏ…” và trang 44 sẽ thấy được trong chiÕn ®Êu chÞ v« cïng dòng c¶m, mu trÝ “…Tr¸i lùu ®¹n trong tay S¸u ®ang s× khãi…Chíp lửa xanh lÌ. TiÕng næ ch¸t chóa. C¶ Suèt, C¶ §ay vµ mét tªn lÝnh gi·y dôa trong vòng m¸u”.
Cßn khi bị bắt giam trong nhà lao của địch chị vẫn trung kiên anh dũng ” Chị vẫn tham gia các hoạt động ở khám phụ nữ” tham gia phong trào văn hóa trong tù” ngoài giờ học văn hóa, Sáu còn học hát, học múa, học thêu thùa…” Với ý trí kiên cường của người con gái chưa đủ tuổi thành niên làm cho viên quan tòa Pháp cuối cùng phải đưa ra một ” Bản án tử hình” đối với chị. Nhưng chúng có ngờ đâu với bản án tử hình dành cho người thiếu nữ ” Mùa xuân chưa kịp đến ” đã trở thành một ” Huyền thoại” không chỉ với nhân dân trên đảo mà cả đất nước Việt Nam và nhiều nước trên thế giới muốn đến tận Việt Nam, đến với Côn đảo cụ thể là nghĩa trang “Hàng Dương” để chứng kiến ” Huyền thoại” về người con gái vùng đất đỏ BaZan.
Với bạn bè thế giới năm châu mọi người còn muốn biết đến Việt Nam, biết đến Côn Đảo, biết đến người con gái kiên cường, muốn biết những huyền thoại về chị Sáu – thế thì sao chúng ta không tìm hiểu nhỉ? vẻn vẹn 12 trang sách của phần ba sẽ diễn ra biết bao trận đánh táo bạo dũng cảm và mưu trí của người thiếu nữ vùng đất đỏ – và cũng chỉ 11 trang sách thôi, thật là ngắn gọn của phần 4 các đồng chí và các em sẽ đọc được những lời nói quả cảm của chị Sáu trước quan tòa Pháp “tôi không có tội, yêu đất nước mình, chống bọn thực dân xâm lược, không phải là một tội” và cuối cùng huyền thoại về chị Sáu – nếu đến với phần này mọi người sẽ được nghe “nhiều người dân đảo kể rẳng, họ nhìn thấy chị Sáu từ cây dương đi ra mỗi tối. Chị mặc áo dài trắng lướt qua từng đường phố, hiện lên trước cửa từng nhà, nhìn tận mặt từng người”. Họ nói rằng “chị Sáu rất linh thiêng, ai ở hiền thì chị sẽ phù hộ…”.
có một nhà thơ đã viết
“Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi lời ca
Có con người như chân lý sinh ra…”
Nhưng cái chết của chị Sáu đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước này, tô điểm cho khuôn mặt tuổi trẻ Việt Nam chúng ta dám ngẩng cao đầu sánh vai cùng tuổi trẻ năm châu trong lịch sử chống phát xít và đế quốc thực dân.
Với hình ảnh người con gái “Quê ta miền Đất Đỏ” qua cuốn sách “Võ Thị Sáu- con người và huyền thoại ” đã thật sự làm xúc động bao độc giả, rất nhiều người muốn đọc để tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của chị.
Ngoài cuốn sách trên còn có rất nhiều cuốn sách hay và đặc sắc viết về những người phụ nữ gan dạ dũng cảm trong chiến đấu Như :
1 – Ngêi MÑ cÇm sóng – t¸c gi¶ NguyÔn Thi, ®îc in lÇn thø t¸m- NXB Kim ®ång ph¸t hµnh th¸ng 5 n¨m 2012- Gåm 120trang, Khæ 12,5x 20,5 cm. M«n lo¹i V24.
2 – Mười cô gái ngã ba đồng lộc – Tác giả Nghiêm Văn Tân, NXB Phụ Nữ phát hành quý II năm 2012 được in lần thứ 7. Gồm 3 phần với 308 trang và một số hình ảnh minh họa.
3 – Nhật ký Đặng Thùy Trâm- Đặng Kim Trâm chỉnh lý, Vương Trí Nhân giới thiệu- In lần thư 37- NXB Hội nhà văn xuất bản năm 2012. Gồm 290 trang, khổ 14x 20,5 cm. Môn loại V24.
4- Chị Sáu ở Côn Đảo – Tác giả Lê Quang Vinh , In lần thứ ba có sửa chữa bổ sung-NXB Kim Đồng phát hành tháng 8 năm 2009. Gồm 44 trang, khổ 12 x 19 cm. Môn loại ĐV13.
Bài giới thiệu sách đến đây là hết, xin chào và hen gặp lại các em trong buổi giới thiệu sách tiếp theo.